Tự kỷ và trẻ tự kỷ

Tác giả Leo Kanner (1943) là người đầu tiên mô tả hội chứng Tự kỷ ở một nhóm trẻ: tự kỷ ở trẻ em được xác định bởi sự xuất hiện những rối loạn phát triển từ rất sớm trong quá trình xã hội hóa, giao tiếp và hoạt động tưởng tượng.

* Khiếm khuyết về tương tác xã hội

* Khiếm khuyết về phát triển ngôn ngữ

* Hành vi, thói quen, sở thích định hình

* Khó khăn với trò chơi cần tưởng tượng.

Theo ICD x ( bảng phân loại bệnh quốc tế của WHO): Tự kỷ là sự rối loạn phát triển lan tỏa được biểu hiện bằng sự phát triển không bình thường hay giảm sút rõ rệt trước 3 tuổi, thể hiện các hoạt động bất thường đặc chưng trong 3 lĩnh vực: tương tác xã hội, ngôn ngữ, hành vi –tác phong thu hẹp định hình.

Tự kỷ là gì?

Tự kỉ là một hình thức rối loạn sinh học phức tạp thường kéo dài trong cả cuộc đời của ai đó. Tự kỷ được xem là dạng khuyết tật phát triển bởi vì nó thường xảy ra ở trẻ trước 3 tuổi đúng vào giai đoạn phát triển và gây nên các vấn đề hay sự chậm trễ về phát triển theo nhiều cách thức khác nhau.

Trong nhiều trường hợp, tự kỷ gây những vấn đề sau:

  • giao tiếp thành lời hay không thành lời;
  • tương tác xã hội với người khác dưới dạng va chạm cơ thể (như nắm, húc đẩy) và thành lời (như nói chuyện)
  • các hành vi lặp đi lặp lại hay theo thói quen, giống như lặp đi lặp lại một vài từ ngữ hay hành động, hay tự sắp xếp đồ vật riêng của mình.

Các biểu hiện về sự rối loạn này đã hạn chế các cá nhân bị tự kỷ với cuộc sống xung quanh. Trẻ tự kỷ không muốn mẹ mình ôm ấp. Người lớn mắc bệnh tự kỷ chẳng muốn nhìn ngó đến ai. Một vài người mắc bệnh tự kỷ chẳng bao giờ muốn học cách nói như thế nào. Những hành vi này không chỉ tạo nên cuộc sống khó khăn hơn cho người tự kỷ mà còn cho cả gia đình, người cung cấp dịch vụ sức khỏe, giáo viên và bất cứ ai tiếp xúc với họ.

Liệu mọi người tự kỷ đều có những triệu chứng giống nhau?

Tự kỷ là một hình thức rối loại phức hợp có ảnh hưởng đến các cá nhân khác nhau. Bởi vì, những cá nhân đó có một loạt những sự tương đồng và khác biệt, hiện nay các bác sĩ đều nghĩ rằng tự kỷ là một loạt sự rối loạn hơn là chỉ là một điều kiện riêng biệt, tự kỷ chính là một nhóm các điều kiện có những đặc trưng giống nhau. Các bác sĩ sử dụng thuật ngữ “rối loạn chuỗi tự kỷ” (ASD) để mô tả các cá nhân có những triệu chứng tự kỷ ở mức độ nhẹ, nghiêm trọng hay những triệu chứng nằm giữa hai mức độ này.

Liệu còn có những vấn đề nào khác là dấu hiệu của tự kỷ?

Cũng có một số vấn đề mà cha mẹ, giáo viên, và những ai chăm sóc trẻ có thể nhìn nhận để xác định đứa trẻ nào đó cần xem xét là có bị tự kỷ hay không. Những dấu hiệu sau thường được bác sĩ đánh giá xem đứa trẻ nào rơi vào tình trạng tự kỷ hay bị rối loạn về giao tiếp, bao gồm:

  • đứa trẻ đó không nói được tên của mình
  • đứa trẻ đó không thể giải thích những điều muốn
  • chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ hay chậm nói
  • đứa trẻ đó không thực hiện theo các hướng dẫn
  • nhiều lúc, đứa trẻ đó được xem như bị điếc
  • đứa trẻ đó có thể nghe được một chút chứ không phải nghe được tất cả
  • đứa trẻ đó không biết vẫy tay khi chào
  • đứa trẻ đó đã từng nói được vài từ nhưng sau đó thì thôi
  • đứa trẻ đó thường thể hiện tính khí nóng giận, giận dữ
  • đứa trẻ đó có những cách di chuyển khác thường
  • đứa trẻ đó thường hiếu động quá, không hợp tác hay đối lập
  • đứa trẻ đó không biết chơi các đồ chơi
  • đứa trẻ đó chẳng mỉm cười khi ai đó cười
  • đứa trẻ đó không có biểu hiện giao tiếp bằng mắt
  • đứa trẻ đó thường chỉ chơi với một đồ vật nào đó duy nhất và chẳng muốn chơi đồ gì khác
  • đứa trẻ đó thích chơi một mình
  • đứa trẻ đó chỉ thích các đồ chơi dành riêng cho bản thân mình
  • đứa trẻ đó thường biểu hiện rất độc lập ở độ tuổi của mình
  • đứa trẻ đó thường làm một số điều sớm hơn độ tuổi so với những đứa trẻ khác
  • đứa trẻ đó có xu hướng có một không gian chơi riêng
  • đứa trẻ đó không thích chơi với đứa trẻ khác
  • đứa trẻ đó muốn tự đi không cần giúp.

(theo http://www.childrensdisabilities.info/autism/autism.html)