Giới thiệu chiến lược đến năm 2015 của tổ chức hỗ trợ người cao tuổi quốc tế

VNSW xin trân trọng giới thiệu bài viết “Giới thiệu chiến lược đến năm 2015 của tổ chức hỗ trợ người cao tuổi quốc tế (HAI)” của TS Nguyễn Thị Lan, bài viết này được đăng trên trang web Bộ LĐTBXH.

Năm 2010, Việt Nam sẽ hoàn thành việc thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Người cao tuổi (NCT) Việt Nam giai đoạn 2005- 2010 và xây dựng chương trình cho giai đoạn tiếp theo 2011-2015. Nhân ngày Quốc tế người cao tuổi (1.10) năm nay, Văn phòng Uỷ ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam giới thiệu Chiến lược đến năm 2015 với chủ đề “Khi người cao tuổi nói, chúng ta lắng nghe” của Tổ chức quốc tế về người cao tuổi (HAI )- một tổ chức đã có nhiều chương trình hỗ trợ NCT các nước nghèo trên thế giới, trong đó có Việt Nam để tham khảo.

Người cao tuổi và thế giới

Theo thống kê, thế giới hiện có 497 triệu, chiếm gần 2/3 NCT sống ở các nước nghèo và khoảng hơn 180 triệu người sống trong cảnh nghèo khó. Theo dự báo, đến năm 2045, số người trên 60 tuổi trên thế giới sẽ nhiều hơn số trẻ em dưới 14 tuổi. Ở các nước trung bình và kém phát triển, hơn 50% người trên 60 tuổi vẫn làm việc, chủ yếu ở các thành phần phi chính thức. Thế giới cũng đang chứng kiến ¾ người cao tuổi sống trong các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu; 2/3 số NCT bị bệnh kinh niên sống ở các nước tủng binh và kém phát triển.

Ở nhiều nước Châu Phi, NCT là gnười chắm sóc chủ yếu đối với 40% người bị HIV/AIDS hoặc trẻ em bị mồ côi do AIDS. Trong những thế kỷ qua, sự gia tăng người cao tuổi trong tổng số dân số toàn cầu là vấn đề đáng quan tâm. Trong thế kỷ này, nó đặt ra những thách thức lớn nhưng cũng không ít cơ hội. Hàng triệu người cao tuổi ở các nước phát triển trung bình và thu nhập thấp đang đối mặt với những vấn đề về nghèo đói và bệnh tật.

Tuy vậy, các chính sách phát triển quốc tế và các hoạt động thường không bao gồm người cao tuổi. Chương trình phát triển Thiên niên kỷ không trực tiếp liên quan đến tuổi già. Trong khi cam kết giảm tỷ lệ người cực nghèo xuống 50% vào năm 2015, người cao tuổi hầu như dùng lại ở nửa còn lại của người nghèo. Khi nói về chăm sóc sức khoẻ, người cao tuổi vừa là người tự chăm sóc mình, lại vừa là những người chăm sóc người khác. Sự gia tăng “người cao tuổi già” là thách thức lớn, đặc biệt đối với gia đình và cộng đồng. Đồng thời, nhiều người cao tuổi phải chăm sóc cháu do bố mẹ các em ra thành thị làm việc kiếm tiền hoăc bệnh tật-chết do HIV/AIDS hay các bệnh liên quan.

Ở các nước có thu nhập trung bình và thấp, hàng triệu người cao tuổi sống dưới mức nghèo đói, phần lớn họ không có nghỉ hưu. Họ không có cả lương hưu tối thiểu, phải làm việc để đảm bảo cuọc sống và thường làm những công việc không an toàn, được trả công thấp đến khi họ không thể làm việc được nữa hoặc bệnh tật, ốm đau. Những người không làm việc được phải sống trong cảnh bần cùng. Khủng hoảng kinh tế thế giới, dẫn đến sự tăng giá cả sinh hoạt, thức ăn, giao thông và nhà ở…làm tồi tệ thêm cuộc sống của họ. Các hộ gia đình nghèo ảnh hưởng nhiều nhất đến người già và trẻ em trong gia đình. Những người cao tuổi trong gia đình phải chăm sóc trẻ em mà cha mẹ các em di cư ra thành thị kiếm tiền. Những người cao tuổi ở các nước có thu nhập trung bình và thấp không có cơ hội cải thiện cuộc sống. Vai trò của họ đối với gia đình và cộng đồng thường không được biết đến và đánh giá đúng mức. Đặc biệt, đối với những người sống ở các địa phương nghèo hoặc bị tác động xấu của môi trường thường có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của các cuộc xung đột hoặc các nguyên nhân khác về chính trị, môi trường không ổn định tạo ra sự thiếu an toàn cho họ.

Tuy vậy, người cao tuổi toàn cầu vẫn đang thể hiện các cơ hội về tiềm năng, kinh nghiệm, khả năng sâu rộng của họ. Thu nhập và sức khoẻ ở tuổi già là mục tiêu, kể cả đối với các nước nghèo, để đảm bảo cho sự tham gia của người cao tuổi đối với xã hội. Đây cũng là một trong những lý do mà HAI đặt chủ đề cho chiến lược hành động đến năm 2015 là: “Khi người cao tuổi nói, chúng ta lắng nghe”. Đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự gia tăng tỷ lệ người cao tuổi, đại dịch HIV/AIDS, sự kỳ thị và bạo lực đối với người cao tuổi, Tổ chức Người cao tuổi quốc tế sẽ đáp ứng với những nhu cầu và khả năng của người cao tuổi cũng như nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức cũng như của toàn xã hội về những vấn đề sau:

1. Nâng cao năng lực người cao tuổi trong đảm bảo an sinh thu nhập.

2. Nâng cao khả năng người cao tuổi và những người trợ giúp họ trong chăm sóc sức khoẻ, các dịch vụ hỗ trợ.

3. Nâng cao khả năng để người cao tuổi tham gia tích cực vào giải quyết các trường hợp khẩn cấp và hồi phục.

4. Tạo ra các phong trào mang tính quốc tế và quốc gia trợ giúp NCT vượt qua sự kỳ thị và bảo đảm các quyền của họ.

5. Hỗ trợ mạng lưới toàn cầu của các tổ chức để các tổ chức của NCT và làm việc cho NCT có hiệu quả.

Để làm được điều này, trong thời gian tới, Tổ chức NCT quốc tế dự kiến sẽ tăng 2/3 các dịch vụ trực tiếp hỗ trợ NCT và gia đình họ. Đồng thời tăng cường các hoạt động thúc đẩy cải thiện cách nhìn nhận về chế độ lương hưu, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, tăng thêm sự đáp ứng phù hợp trong những trường hợp khẩn cấp để đem lại lợi ích cho nhiều triệu người cao tuổi và tăng cường mở rộng chính sách, công tác vận động cùng với các hoạt động hỗ trợ trong các trường hợp khẩn cấp. HAI cũng đã đặt ra 15 chỉ tiêu cụ thể trong những năm tới là:

– Trợ giúp để 20% NCT ở 30 nước có thu nhập trung bình và thấp được nhận trợ cấp của Chính phủ;

– Các họ gia đình có NCT ở 25 nước cải thiện được thu nhập và an ninh lương thực;

– NCT ở 15 nước có khả năng có khả năng phòng ngừa và quản lý bệnh mãn tính; – NCT ở 20 nước có khả năng đảm bảo tiếp cận miễn phí các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thân thiện;

– Các dịch vụ phù hợp phòng chống HIV/AIDS đwocj cấp cho NCT ở 12 nước;

– NCT ở 25 nước được nhận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu phù hợp;

– NCT được nhận các dịch vụ trực tiếp của HAI và các tổ chức đối tác để phòng ngừa, đối phó và phục hồi với các tình trạng khẩn cấp;

– Sẽ có 10 tổ chức nhân đạo được công nhận và đáp ứng nhu cầu trong phòng ngừa, đối phó và phục hồi với các tình trạng khẩn cấp của NCT;

– NCT tổ chức các hoạt động để thực hiện quyền nhận dịch vụ, được trợ giúp ở 25 nước;

– NCT ở 15 nước được trợ giúp để ngăn chặn và giảm thiểu sự kỳ thị liên quan đến tuổi già;

– Các tổ chức chủ chốt của HAI sẽ phát triển liên minh toàn cầu gồm hàng triệu các tổ chức, cá nhân trợ giúp NCT;

– 120 tổ chức, công nhận giá trị và tiêu chuẩn của HAI, hình thành mạng lưới toàn cầu chia sẻ và thừa nhận chương trình, các sáng kiến mang tính quốc gia, khu vực và quốc tế;

– Hoạt động ở 50 nước thể hiện sự thay đổi về luật pháp, chính sách đáp ứng quyền của NCT;

– Nhận thức của Anh và 5 nước OECD về Chương trình quốc tế về NCT sẽ được truyền thông qua các cuọc vận động và chương trình đào tạo;

-Tập huấn, chia xẻ thông tin và cơ hội hợp tác là những dịch vụ cơ bản của mạng lưới hỗ trợ NCT quốc tế do Ban thư ký quốc tế cung cấp.

Phương pháp tiếp cận và cách làm việc nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra

Một là, tập trng vào lĩnh vực bình đẳng xã hội và nâng cao vị thế của NCT, theo đó, NCT được vào vị trí trung tâm thông qua việc thu hút họ vào quá trình thiết kế, thực hiện và đánh giá chương trình;Bảo đảm “Phát huy tiềm năng” là sứ mệnh chính của tổ chức bằng cách dựa trên những năng lực và sự đóng góp của NCT; Tìm ra những đối tượng thiệt thòi, yếu thế, khuyết tật, có nguy cơ để giúp họ thể hiện những điều của họ;Thừa nhận sự khác biệt của NCT về tuổi, giới tính…và chú ý đến những đặc điểm này trong quá trình làm việc.

Hai là, tăng cường sự phối hợp thông qua việc tìm kiếm sự phối hợp với các tổ chức trong và ngoài lĩnh vực NCT để đảm bảo rằng các vấn đè được thấu hiểu và đặt ưu tiên. Đặc biệt quan tâm đến sự phối hợp, làm việc với các tổ chức trợ giúp trẻ em và gia đình để nhấn mạnh tác động đến NCT cũng tác động đến trẻ em và các thành viên khác trong gia đình nhằm xác định các giải pháp đem lại lợi ích cho các thế hệ.

Ba là, về cung cấp dịch vụ: Cung cấp các dịch vụ cơ bản qua các tổ chức phi chính phủ và cá nhân vì chính phủ không thể tiếp cận tới từng cá nhân; Phản ứng với các trường hợp khẩn cấp kịp thời và hiệu quả; Làm việc để mọi người hiểu, bảo vệ và cảnh giác với môi trường tự nhiên, đảm bảo sự bền vững của môi trường; Hỗ trợ NCT xây dựng khả năng chống chọi với khủng hoảng chính trị, với tác động của tự nhiên.

Bốn là, phát triển các mô hình thử nghiệm trong cải thiện cuộc sống NCT qua các hoạt động giám sát và đánh giá tác động các chương trình can thiệp; Sử dụng các chứng cứ để tác động các cơ quan liên ngành của Chính phủ, các tổ chức giải quyết các vấn đề liên quan đến NCT. Ngoài ra, HAI cũng sẽ tăng cường khả năng cung cấp, vận động các nguồn tài chính để đầu tư vào các hoạt động như nâng cao năng lực thành viên, đào tạo kỹ năng cán bộ quản lý các chương trình dành cho NCT; phát triển mạng lưới, hệ thống và đảm bảo tính công khai, minh bạch trong các hoạt động vận động, tài trợ, cung cấp tài chính, dịch vụ trợ giúp NCT v.v..:

Cuối cùng, có thể nói, Chiến lược này của HAI đã thể hiện quá trình tiếp tục cải thiện các Chương trình, các hoạt động của tổ chức trong điều kiện thế giới biến đổi nhanh chóng./.

TS Nguyễn Thị Lan, Chánh Văn phòng UBQG về Người cao tuổi Việt Nam