Khách thể và chủ thể của Công tác xã hội

Từ ngữ ‘khách thể” được dùng trong phân tích mối liên hệ cụ thể 2 bên, mô tả quan hệ thống nhất về nhận thức và hoạt động. Trong quan hệ cụ thể này, bên thực hiện sự nhận biết hoặc hoạt động thì gọi là ‘chủ thể”, còn bên nhận sự nhận biết hoặc hoạt động hướng tới thì gọi là “khách thể”. Khái niệm về chủ thể của công tác xã hội có rất nhiều mặt, và sẽ được phân tích sau.

Các quan hệ chủ thể – khách thể có sự vận động. Điều mà về một mặt là khách thể, thì trong nhận thức hoặc hoạt động khác lại có thể trở thành chủ thể và ngược lại. Ngoài ra, trong lĩnh vực hoạt động giao tiếp có hàng loạt quan hệ có thể hiểu như là quan hệ chủ thể- khách thể mà trong đó cả hai bên đều là yếu tố tích cực hoạt động và nhận thức, và ảnh hưởng lẫn nhau. Chính công tác xã hội có liên quan đến những lĩnh vực hoạt động xã hội này.

Sự hình thành công tác xã hội nghề nghiệp ở nước Nga đi kèm với việc nghiên cứu bộ máy tìm hiểu các khoa học chuyên nghiên cứu về công tác xã hội và mô tả thực tiễn của công tác này.

Trong số những định nghĩa còn đang tranh cãi có vấn đề sau đang được tranh luận: phải gọi người được giúp đỡ là như thế nào đây? Trong y học, nhân vật như thế được gọi là “bệnh nhân”. Trong tư pháp là “người bị hại” có từ Nga đồng nghĩa với từ Latin là “patien”, hoặc “bên nguyên”, trên thực tế là người tìm kiếm sự giúp đỡ. Tuy nhiên những từ ngữ này chỉ mô tả một phía chịu đựng trong tình huống của nhân vật cần sự hỗ trợ. Tất nhiên, người đó đã chịu tổn thất, đau đớn, ở trong trạng thái khó khăn trong đời sống, nhưng trong những trường hợp, khi người đó có tính chủ thể cá nhân, nghĩa là ở mức độ mà nguồn trí lực, thể lực, tinh thần và đạo đức cho phép thì anh ta tự tham gia giải quyết vấn đề của bản thân mình.

Rõ ràng, đứa trẻ nhỏ, người lớn nào do tình trạng trí lực và tinh thần có những đặc điểm bẩm sinh hoặc do tuổi tác mà không có khả năng hiều được xung quanh, kiểm tra được tác phong và hành động của mình, thì cần được chú ý đến bề ngoài, cần được giúp đỡ, được người khác chăm sóc. Nếu cũng cá nhân đó mà duy trì được sự tự nhận biết tuy không đầy đủ, nếu dù ở trạng thái bị hạn chế, mà có sự hướng dẫn chỉ đạo của những người khác lại tham gia vào hoạt động nhằm khắc phục khó khăn, thì lúc đó họ quyền được hoạt động với cán bộ xã hội, không phải là người bị động tiếp nhận sự giúp đỡ, mà là nhân tố tích cực biến đổi các tình huống đời sống riêng của mình. Do đó có ý kiến cho rằng, “cần gọi những người được sự giúp đỡ của người cán bộ xã hội là khách hàng”. Khách hàng có thể là một cá nhân hoặc một nhóm (như gia đình, lớp học, nhóm người tàn tật, tập thể lao động .v.v). Những đặc điểm chính xác hơn của khách hàng được xác định bởi mức trình độ tổ chức công tác xã hội.

Vì người cán bộ bất kỳ trình độ nào vẫn luôn là mặt tích cực, nên có thể nói về điểm, hoạt động của họ hướng về điều gì, không tuỳ thuộc vào điểm nó có nhận được câu trả lời tích cực không, hay mọi người chỉ tiếp nhận vấn đề một cách bị động? Trong ý nghĩa này, khách thể của công tác xã hội là các cá nhân, các gia đình, các nhóm, các tập thể đang ở trong tình trong tình thế đời sống khó khăn. Tình thế đời sống khó khăn là tình thế đang vi phạm hoặc đe doạ vi phạm khả năng hoạt động xã hội bình thường của các khách thể nói trên. Cũng cần bổ sung thêm là không cần sự giúp đỡ của bên ngoài, các cá thể tự khắc phục tình huống trên.

Khi nói về công tác xã hội, ở người kém hiểu biết xuất hiện ngay một khái niệm về người cán bộ đeo túi đi cung cấp thực phẩm cho những người tàn tật và người gìa cô đơn. Trong số các khách hàng của công tác xã hội, người ta cũng phân ngay riêng những người ít của và người nghèo. Tuy nhiên, mặc dù cuộc đấu tranh chống nghèo đói được coi là “tiền định gia tộc” của công tác xã hội, nhưng ta không có một cơ sở nào để chỉ hạn chế nó bằng một số người như đã nói trên.

Rất tiếc, trong cuộc sống xảy ra bất hạnh, bệnh tật, tai nạn, có thể đưa một con người đang bình yên, một gia đình, một nhóm người trong xã hội vào số những người không may cần sự giúp đỡ của bên ngoài. Các vấn đề gia đình, các quan hệ không ổn định giữa vợ- chồng hoặc giữa cha mẹ- con cái có thể xuất hiện trong bất kỳ một gia đình nào, không phụ thuộc vào tình trạng xã hội và điều kiện vật chất. Các vấn đề thiếu niên trong thời kỳ tuổi dậy thì hoặc vấn đề của người có tuổi trên thực tế là những vấn đề không thể tránh khỏi, và các đối tượng nhân dân này, kể cả người thân của họ đều có cần sự giúp đỡ để giải quyết. Vì thế, trên toàn thế giới đã từ lâu người ta nhận thức được rằng, công tác xã hội cần cho mọi tầng lớp, mọi nhóm và cá nhân, mặc dù có một số cần một cách tiềm ẩn, và những người khác thì cần một cách cấp thiết. Có thể so sánh công tác xã hội như cái ô, mà ô có thể cụp lại trước thời gian, nhưng vào một giây phút cần thiết thì ô bảo vệ các cá nhân khỏi bị các tác động không tốt đang bị đe doạ.

ở nước Nga đã có đủ những điều kiện ít gặp mà trên thực tế đã loại trừ khái niệm “nhóm xã hội may mắn” ra khỏi nếp sống. Những tầng lớp dân mà ở những nước khác được xếp vào tầng lớp phong lưu, bảo đảm sự may mắn (như công chức nhà nước, bác sĩ, nhà giáo, tri thức khoa học, sĩ quan, cán bộ các cơ quan quốc phòng.v.v), thì ở Nga thường được xếp vào những đối tượng ít được bảo đảm, nếu như không nói là đối tượng nghèo. Người có công việc, ngưòi nhiều việc trong những điều kiện khác bảo đảm sự no đủ cho chính người cán bộ và gia đình họ với mức dư dật tối thiểu. Tuy nhiên, ở nước Nga, ngay cả nếu các cơ quan xí nghiệp hoạt động thành đạt, nếu sản phẩm của họ đáp ứng nhu cầu, nếu như lương bổng được trả đúng hạn (mỗi tình huống trong đó còn chưa là bắt buộc), thì mức trả công lao động trong đa số các trường hợp không bảo đảm nuôi sống gia đình người làm việc. Trong giá cả tiền lương không tính đến những chi phí cần thiết về phát triển văn hoá – xã hội và trong đó cũng không có tiền thuộc diện tích ở tối thiểu và chi phí nuôi con.

Tình hình khủng hoảng kéo dài, triển vọng phát triển không rõ ràng dân tình mệt mỏi, hệ thống gía trị đạo đức – luân lý suy đồi và thiếu vắng một hệ thống mới được công nhận- mọi điều nêu trên dẫn tới tình trạng ngày càng có nhiều người cần đến sự hỗ trợ về mặt tâm lý. Cơ cấu các mặt luật pháp- dân sự trở nên phức tạp. Xuất hiện nhiều văn bản pháp quy mâu thuẫn với những văn bản đã có trước đó hoặc mâu thuẫn với nhau, và làm tăng nhu cầu về tham vấn pháp chế. Nhu cầu cấn được hỗ trợ trong điều kiện thất nghiệp hoặc đe doạ thất nghiệp, cần sự giúp đỡ có việc làm và tự lo cho bản thân- đã làm tăng vai trò của các ngành xã hội chuyên giúp đỡ trong lĩnh vực này. Toàn bộ những điều kiện của nước Nga, nhu cầu về công tác xã hội là rất cần thiết và là nhu cầu chung.

Vậy, các cán bộ xã hội giúp đỡ cho ai đây? Bản danh sách các khách hàng ở mức độ rõ rệt phản ánh ngắn gọn nhưng đầy đủ một lịch sử phát triển loại hoạt động này. Công tác xã hội nhằm vào cá nhân. Sự giúp đỡ không chỉ nhằm vào tầng lớp xã hội, vào cộng đồng trên lãnh thổ, mỗi đại diện của những khối quần chúng lớn, từng người riêng biệt đều có quyền hưởng hạnh phúc, may mắn và phát triển năng lực của các cá nhân, tuy nhiên sau đó đã rõ là: ý định thay đổi tình huống và tác phong cuả cá nhân khách hàng ít khi có hiệu quả, nếu không gây tác động tới hoàn cảnh xung quanh trực tiếp của họ, tới mạng lưới xã hội mà họ được cuốn hút vào. Điều này dẫn đến việc hình thành công tác xã hội của gia đình và của nhóm. Không thể gây tác động tới gia đình nếu không có tác động tới từng thành viên của gia đình, sẽ làm thay đổi sự căng thẳng giữa các quan hệ qua lại trong gia đình, làm biến thể các giao tiếp của gia đình.v.v. Cũng có thể nói về công tác xã hội với nhóm dân. Khó đánh gía được ảnh hưởng của môi trường trực tiếp ở xung quanh, nhất là khi nói về thiếu niên và thanh niên, về những người đã được khẳng định, người bị phụ thuộc và có tính cách không ổn định. Tiếp đó công việc này đòi hỏi phải giải quyết những vấn đề có môi trường rộng lớn – toàn bộ dân cư của một địa điểm, nơi có cá nhân sinh sống, có nhóm dân hoặc gia đình trú ngụ. Quan điểm tương tự đưa đến sự cần thiết phải lưu ý tới công tác xã hội của xã, công xã.

Trong tiếng Nga, rất tiếc có từ “xã” và “công xã” được nghĩ đến một cách nặng nề, làm khó sử dụng trong công tác xã hội. Tựu trung lại trong quan niệm của các nhà lý luận và thực hành có một tập hợp dân chúng của một địa điểm dân cư hoặc một vùng dân cư nhất định có trình độ lớn về quản và có hàng loạt quyền lợi chung trong việc bảo vệ và tổ chức địa điểm, bảo đảm các nhu cầu của người lớn và trẻ em trong giáo dục, phục vụ xã hội, trong phát triển văn hoá và thể thao. Có nhận xét rằng, trình độ văn hoá và quy chế xã hội của dân cư các đơn vị lãnh thổ càng cao, thì mức độ tham gia công việc ở xã và công xã càng cao.

Dân chúng ở các vùng bị trì trệ bởi những khó khăn trong xã hội, nơi có những người nghèo, người thất nghiệp luôn bị động, thờ ơ với những công việc tại khu dân cư của mình.

ở nước Nga hệ thống tự quản địa phương đã tồn tại trước kia, nhiều lần đã xoá bỏ và thay bằng cách quản lý hành chính trực tiếp. Việc nghiên cứu các phương án khác nhau bao gồm công xã nông nghiệp trước cải cách, các cuộc đổi mới của vua Piôtrơ I, hoạt động của hội đồng tự quản địa phương cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, kinh nghiệm của chính quyền Xô viết-chứng tỏ, trong kinh nghiệm quá khứ có nhiều cơ chế luật pháp và chính trị-xã hội qúy giá mà nếu sử dụng chúng có thể giúp cải thiện được đời sống. Kết luận chủ yếu là nếu không sử dụng tiềm năng của việc tự quản địa phương thì không thể thực hiện được hoạt động chức năng của cơ quan xã hội tại nơi dân cư. Chính một tập hợp ý chí và trí tuệ của nhân dân địa phương có khả năng kiểm tra chính quyền, tham nhũng và tính vô hiệu quả, kích thích chính quyền hoạt động tích cực và hợp lý hơn.Vì thế có thể tiên đoán một cách có hiệu quả rằng, củng cố việc tự quản ở địa phương là một việc không thể tránh khỏi, và trong khuôn khổ của nó công tác xã hội của công xã được hình thành và không thể thiếu việc cải tiến trong phạm vi toàn xã hội. Vì thế chúng ta có quyền nói rằng, cũng tồn tại công tác xã hội với mức toàn xã hội.

Các vấn đề xã hội của những người được cán bộ xã hội giúp đỡ cũng phụ thuộc vào điều họ thuộc nhóm dân số – xã hội nào. Thí dụ; những khó khăn đặc biệt thường gặp ở những người có tuổi và người già. Rõ ràng khả năng chống chọi với những khó khăn đó khác nhau ở người giàu có hoặc người nghèo, ở người được gia đình chăm sóc hoặc người cô đơn, tuy nhiên những thay đổi về sinh lý học và xã hội theo lứa tuổi thì trải đều cho mọi người. Theo truyền thống, phụ nữ và trẻ em thường được phân thành các loại khách hàng đặc biệt của công tác xã hội, vì những tình huống khách quan trong địa vị của họ tạo ra sự đe doạ có nguy cơ xã hội.

Trẻ em yếu đuối không tự lực được và bị phụ thuộc làm tăng nhu cầu của các em cần sự giúp đỡ và tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của người lớn. Phụ nữ có khả năng thực hiện chức năng tái sinh sản của mình, thì cũng nằm trong tình trạng dễ bị tổn thương. Đối với chúng ta ngày nay vẫn chưa quen với ý nghĩ cho rằng, những người đàn ông là loại dân số-xã hội thường gặp phải những khó khăn đặc biệt do chính họ thuộc nam giới và họ đặc biệt cần sự giúp đỡ. Chính vì thế các vấn đề bệnh học nam giới (trước hết là y học và y học xã hội đang bắt đầu được nghiên cứu riêng để giúp đỡ chuyên khoa cho đàn ông.

Cũng thống nhất việc tách riêng loại khách hàng là những người có những vấn đề đặc biệt. Thực chất, biểu hiện và nhu cầu cần sự can thiệp ở những người nói trên trước hết phụ thuộc vào điều, những đặc điểm gì, những vấn đề gì gây khó khăn cho hoạt động sống của họ. Như những người tàn tật hoặc những người có khả năng bị hạn chế- họ cần sự giúp đỡ đặc biệt của phía nhà nước, vì khả năng thể lực, hoặc tinh thần trí lực của họ, gây khó khăn cho chính sách xã hội bình thường của họ trong xã hội. Vì thế cần làm cho kiến trúc và vận tải thích nghi đối với người tàn tật bị hạn chế khả năng đi lại, tạo điều kiện lao động và điều kiện sống an toàn cho những người không hoàn toàn kiểm tra được hành vi của mình, bảo đảm việc kiểm tra và chăm sóc đối với những người không tự quản lý được hoạt động sống của bản thân, và dành mọi nỗ lực để đưa người tàn tật vào xã hội.

Tuy nhiên, ngoài những người tàn tật ra, thì ở những người thất nghiệp, những người tham gia các hoạt động chiến đấu và giờ đây bị hội chứng stress sau chấn thương, ở các gia đình đông con và những bậc cha mẹ có con gặp khó khăn trong học tập cũng có những nhu cầu đặc biệt.

Mọi loại đối tượng này đều cần những hình thức giúp đỡ đặc biệt và sự hỗ trợ của cán bộ các chuyên khoa khác nhau. Tất nhiên, trong những biểu hiện của chúng ta, thì còn ngây thơ nếu ta trông đợi các cán bộ xã hội sẽ giúp đỡ trong việc thỏa mãn một số nhu cầu chuyên môn, đặc biệt, kể cả những nhu cầu kỳ dị. Như đại diện của một số ngành dịch vụ xã hội của Hoa kỳ đã làm. Họ cho rằng, người ta tạo điều kiện cho sự công bằng xã hội và giúp đỡ cho các cô gái của các gia đình nghèo chuẩn bị thi sắc đẹp, trong khi các cô gái của các gia đình giàu có chi phí một số tiền lớn của cha mẹ vào việc này. Tuy nhiên, sự tính đến những nhu cầu đặc biệt này trong công tác xã hội là cần thiết.

Như vậy, chúng ta có thể nêu kết luận, công tác xã hội được tiến hành ở mức độ từng cá nhân, từng gia đình, nhóm, cộng đồng người hợp nhất lại hoặc trong giới hạn của toàn xã hội. Tuy nhiên, trong khi giúp đỡ, người cán bộ xã hội cần biết sự giúp đỡ đó nhằm vào điều gì, anh ta muốn đạt được gì trong quá trình hoạt động của mình, mục đích của anh ta là gì và anh ta quan niệm thế nào là kết quả lý tưởng của công việc mình làm. Vấn đề này cũng là đề tài của những cuộc tranh luận nghiêm túc có liên quan đến khuôn khổ thẩm quyền và giới hạn khả năng của hình thức hoạt động này.

Cần thừa nhận rằng, không phải chỉ người cán bộ xã hội, mà toàn bộ quy định của công tác xã hội, toàn bộ hệ thống xã hội của nhà nước, mà ngay cả ở mức độ kiến thức hiện đại của chúng ta và toàn bộ nhân loại nói chung đều không thể tác động tới hàng loạt nguyên nhân, điều kiện và tình huống làm phức tạp tình trạng của khách hàng. Thí dụ; loại trừ hoàn toàn những nguyên nhân gây tàn tật bẩm sinh hoặc mắc phải, hoặc bổ khuyết những khuyết tật đã làm hạn chế khả năng của người tàn tật- giờ đây là việc không thể nào làm được. Những thành tựu của nền văn minh như: phát triển ngành y tế, sự xuất hiện những hình thức tiên lượng di truyền mới và chuẩn đoán trước khi sinh, hoàn thiện phục vụ y tế, cải thiện điều kiện lao động và sinh hoạt- đã loại trừ được một số nguyên nhân gây tàn tật, tuy nhiên thay vào đó lại có những nguyên nhân khác mà ở mức độ đáng kể cũng do chính những thành tựu đó của nền văn minh gây ra, vì thế tổng số những người tàn tật vẫn tăng lên. Người cán bộ xã hội có thể lường trước được là không có khả năng loại trừ nguyên nhân làm cho cá nhân trở thành người tàn tật không? Chỉ có thể giúp đỡ cho cá nhân đạt mức liên kết tối đa với xã hội trong những hoàn cảnh sống hiện thực và có sức khoẻ.

Rõ ràng, sự nghèo khổ là vệ tinh không thể tránh khỏi của một xã hội hiện đại vì nguyên nhân không phải chỉ là thiếu sức khoẻ, cá tính, tính cách, trí lực và tinh thần, không chỉ là xu hướng sinh đẻ không hiện đại gây ra cảnh đông con, quan điểm thuê nhân công vị kỷ (kể cả nhà nước), mà còn do thiếu hụt chung nguồn lực trên phạm vi thế giới. Người cán bộ xã hội không thể loại trừ được sự nghèo khổ, mà có thể tác động nhằm loại trừ những hậu quả tồi tệ hơn cả của nó để không trở thành gia sản của gia đình khách hàng: hỗ trợ trong việc bảo đảm dinh dưỡng no đủ, giúp đỡ việc học tập và đồng thời tạo vận hội để các con em người nghèo có sự khởi đầu suôn sẻ về mặt xã hội vì cha mẹ các em không thể dành cho các em, những khả năng này như các trẻ em trong gia đình dư dật và giàu có, bảo đảm việc phục vụ y tế- trước hết cho các phụ nữ và trẻ em. Có nhiều vấn đề xã hội như thế mà các cán bộ xã hội cần thường xuyên giải quyết trong hoạt động của mình, nhưng họ không thể giải quyết được toàn bộ và hoàn toàn những vấn đề đó.

Không thể nào giải quyết được triệt để các vấn đề xã hội như tàn tật, nghèo khổ, kỳ thị chủng tộc và dân tộc, nhưng cần phải giải quyết chúng kiên trì, nhiều lần đối với từng cá nhân hoặc gia đình gặp khó khăn trong các vấn đề đó. Vì thế, khi giúp đỡ về mặt xã hội cho khách hàng, ngưòi cán bộ xã hội trước hết có công việc với tình huống xã hội của họ. Tình huống xã hội là tình hình cụ thể của vấn đề của một khách hàng cụ thể trong công tác xã hội, của một cá nhân hoặc của một nhóm người, với toàn bộ sự phong phú của các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp có liên quan đến việc giải quyết vấn đề đó.

Tình huống xã hội của khách hàng là đối tượng của công tác xã hội, là môi trường trực tiếp để người cán bộ xã hội thể hiện sự nỗ lực. Mục đích hoạt động của họ là cải thiện tình huống xã hội cho khách hàng, ngăn ngừa cho tình huống khỏi xấu đi, và làm dễ dàng – giảm nhẹ sự lo lắng chủ quan của khách hàng về tình cảnh của mình. Có thể nói rằng, trong điều kiện sản xuất sút kém và thất nghiệp hàng loạt, thì việc giúp đỡ cho các cá nhân tìm một chỗ làm mới không phải là đơn giản. Nhưng hỗ trợ cho họ về mặt tâm lý xã hội, kéo họ ra khỏi những phản ứng xấu của cá nhân đối với nạn thất nghiệp là điều có thể làm được. Ngoài ra các thành viên của hiệp hội tự nguyện “vợ của những người nghiện rượu” khi đã thừa nhận là không thể cứu chồng mình khỏi nạn rượu chè tai hại thì họ coi mục đích tham gia vào công việc chung là một điều hạnh phúc.

Khái niệm về tình huống xã hội là một phương tiện phương pháp luận cho phép giải quyết được những mối liên hệ và tác động qua lại có liên quan trực tiếp đến vấn đề xã hội của khách hàng, và nếu đả động tới chúng có thể làm ảnh hưởng tới việc giải quyết các vấn đề xã hội. Ta có thể tuyên bố một cách dễ dàng rằng, nhân loại đã không thể đấu tranh chống nạn nghiện rượu trong toàn bộ lịch sử phát triển lâu dài của mình và trên cơ sở đó từ chối việc tìm kiếm cách giúp đỡ cho một khách hàng cụ thể nghiện rượu và gia đình họ. Có thể, khi sử dụng không hợp lý nguyên lý biện chứng về mối liên hệ tổng thể của các hiện tượng, bắt đầu phân tích hoạt động sống của người nghiện rượu cụ thể từ những vấn đề toàn cầu và chờ đợi để giải quyết chúng với mức độ nguồn lực mà cho đến ngày hôm nay vẫn chưa đạt được. Không phủ nhận các mối liên hệ chung, toàn cấu của cá nhân với thế giới, khái niệm về tình huống xã hội cho phép ta trong những điều kiện đặc biệt và trước tiên sẽ dứt điểm được sự việc ảnh hưởng trực tiếp tới việc giải quyết vấn đề của cá nhân, và nằm trong giới hạn tác động và quy mô của công tác xã hội. Việc phân tích những mối liên hệ trực tiếp sẽ phát hiện được những nguyên nhân tâm lý, gia đình, nhóm người, y tế và những nguyên nhân khác khiến cá nhân nghiện rượu, giúp tìm ra chỗ dựa trong cá nhân con người đó để có động cơ chắc chắn mà dứt điểm.

(Đây là một phần của chương II trong cuốn sách “Công tác xã hội” bằng tiếng Nga do nhà xuất bản Matxcova phát hành năm 1999. Mạng Thông tin Công tác xã hội sưu tâm và xin trân trọng giới thiệu)